Các định nghĩa về hệ số công suất cosφ:
1. Hệ số công suất tức thời là hệ số công suất tại một thời điểm nào đó, đo được nhờ dụng cụ đo cosφ hoặc nhờ các dụng cụ đo công suất, điện áp và dòng điện:
Do phụ tải luôn luôn biến động nên cosφ tức thời cũng luôn luôn biến đổi theo, vì thế cosφ tức thời không có giá trị trong tính toán.
2. Hệ số công suất trung bình là cosφ trung bình trong một quãng thời gian nào đó (1 ca, 1 ngày đêm, 1 tháng v.v…):
Hệ số cosφ(tb)được dùng để đánh giá mức độ sử dụng điện tiết kiệm và hợp lý của xí nghiệp.
3. Hệ số công suất tự nhiên là hệ số công suất cosφ trung bình tính cho cả năm khi không có thiết bị bù. Hệ số cosφ tự nhiên được dùng làm căn cứ để tính toán nâng cao hệ số công suất và bù công suất phản kháng.
Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cosφ:
Hệ số công suất cosφ được nâng lên sẽ đưa đến những hiệu quả sau đây:
1. Giảm được tổn thất công suất trong mạng điện. Tổn thất công suất trên đường dây được tính như sau:
khi giảm Q truyền tải trên đường dây, ta giảm được thành phần tổn thất công suất ∆Q(Q) do Q gây ra.
2. Giảm được tổn thất điện áp trong mạng điện. Tổn thất điện áp được tính như sau:
khi giảm Q truyền tải trên đường dây, ta giảm được thành phần tổn thất điện áp ∆U(Q) do Q gây ra.
3. Tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp. Khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp phụ thuộc vào điều kiện phát nóng, tức phụ thuộc vào dòng điện cho phép của chúng. Dòng điện chạy trên đường dây và máy biến áp được tính như sau:
Biểu thức này chứng tỏ rằng với cùng một tình trạng phát nóng nhất định của đường dây và máy biến áp (tức I = const) chúng ta có thể tăng khả năng truyền tải công suất tác dụng P của chúng bằng cách giảm công suất cống suất phản kháng Q mà chúng phải tải đi.
Ngoài ra việc nâng cao hệ số công suất cosφ còn đưa đến hiệu quả là giảm được chi phí kim loại mầu, góp phần làm ổn định điện áp, tăng khả năng phát điện của máy phát điện v.v…