Những thiết bị tiêu thụ nhiều công suất phản kháng là:
Động cơ không đồng bộ tiêu thụ khoảng 60 – 65% tổng công suất phản kháng của mạng.
Máy biến áp tiêu thụ khoảng 20-25%.
Đường dây trên không, điện kháng và các thiết bị điện khác tiêu thụ khoảng 10%.
Việc tạo ra công suất phản kháng không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng của động cơ sơ cấp quay máy phát điện. Mặt khác công suất phản cung cấp cho các thiết bị điện không nhất thiết phải lấy từ nguồn (máy phát điện). Vì vậy để tránh truyền tải một lượng Q khá lớn trên đường dây, người ta đặt gần các thiết bị điện các máy sinh ra công suất phản kháng Q (tụ điện) để cung cấp trực tiếp cho phụ tải, làm như vậy được gọi là bù công suất phản kháng.
Khi có bù công suất phản kháng thì góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp trong mạch sẽ nhỏ đi, do đó hệ số công suất cosφ của mạng sẽ được nâng cao.
Giữa P, Q và góc φ có quan hệ sau:
Khi lượng P không đổi, nhờ có bù công suất phản kháng, lượng Q truyền tải trên đường dây sẽ giảm xuống, do đó góc φ giảm, kết quả là cosφ tăng lên.